Hoàng thái hậu Bát Nhĩ Tế Cát Đặc Tĩnh phi

Cầu xin khẩn tôn

Năm Hàm Phong thứ 5 (1855), ngày 1 tháng 7 (tức ngày 13 tháng 8 dương lịch), Khang Từ Hoàng quý thái phi bị bệnh rất nặng.

Hàm Phong Đế đích thân di giá đến cung của bà để thăm, đúng lúc đó Cung Thân vương Dịch Hân ở đó. Hàm Phong liền hỏi bệnh tình của bà thế nào. Cung Thân vương đáp: "Ngạch niết đã sớm không ổn rồi, còn giữ lấy một hơi tàn này chờ Hoàng huynh phong làm Thái hậu thì mới nhắm mắt". Hoàng đế hiếu tâm nghe vậy thì chua xót, chỉ thốt lên "Ôi ôi!". Cung Thân vương liền nhân cơ hội đến Quân cơ xứ truyền Hoàng đế "Khẩu dụ", lệnh Nội vụ phủ thảo chiếu sách tôn Hoàng quý thái phi thành Khang Từ Hoàng thái hậu (康慈皇太后), lại cho Lễ bộ chuẩn bị điển lễ sắc phong. "Ôi ôi" chỉ là hai từ cảm thán, Cung Thân vương lại lợi dụng thân phận Quân cơ đại thần chiếm lấy tiện nghi, giả mạo chỉ dụ vua. Việc này khiến Hàm Phong Đế vô cùng phẫn nộ, nhưng sự đã rồi cũng không tiện tước bỏ Hoàng thái hậu phong hào[5].

Chiếu dụ ngày đó của Hàm Phong Đế như sau:

谕惠亲王绵愉等、朕维礼缘于义。首重慈闱之尊养。孝本乎诚。宜崇母范之鸿称。钦惟康慈皇贵太妃。侍奉皇考廿余年。徽柔素著。抚育朕躬十五载。恩恤优加。虽懿德撝谦。而孝忱难罄。今谨上尊号为康慈皇太后。福履无疆。长承爱日之暄。寿考有徵。永协亿龄之庆。一切应行典礼。著该部察例具奏。

...

Dụ Huệ thân vương Miên Du đẳng: Trẫm duy lễ duyên vu nghĩa. Thủ trọng từ vi chi tôn dưỡng. Hiếu bổn hồ thành. Nghi sùng mẫu phạm chi hồng xưng.

Khâm duy Khang Từ Hoàng quý thái phi, thị phụng Hoàng khảo nhập dư niên. Huy nhu tố trứ. Phủ dục trẫm cung thập ngũ tái. Ân tuất ưu gia. Tuy ý đức huy khiêm. Nhi hiếu thầm nan khánh.

Kim, cẩn thượng tôn hào, vi Khang Từ Hoàng thái hậu. Phúc lí vô cương. Trường thừa ái nhật chi huyên. Thọ khảo hữu trưng. Vĩnh hiệp ức linh chi khánh. Nhất thiết ứng hành điển lễ. Trứ cai bộ sát lệ cụ tấu.

— Chiếu dụ tấn hôn Hoàng quý thái phi làm Khang Từ Hoàng thái hậu

Ngày 9 tháng 7 (tức ngày 21 tháng 8 dương lịch), tức 8 ngày sau khi sắc phong thì Khang Từ Thái hậu băng hà tại Thọ Khang cung, hưởng niên 43 tuổi, tạm quàn tại Từ Ninh cung. Ngày 21 tháng 7, đưa kim quan của Khang Từ Hoàng thái hậu đến tạm an ở Nghênh Huy điện (迎晖殿) của Kỉ Xuân viên.

Không có Đế thụy

Ngày 23 tháng 9 năm đó, Hàm Phong Đế truy tặng thụy hiệuHiếu Tĩnh Khang Từ Bật Thiên Phụ Thánh Hoàng hậu (孝靜康慈弼天輔聖皇后)[6][7].

Sách thụy viết:

Hiếu Tĩnh Hoàng hậu triều phục

崇仪告备,荐玉策以申虔;懿行垂光。勒瑶函而纪实。溯慈晖之煦育,报称宜隆。;献宝箓之鸿称,阐扬莫罄。钦惟皇妣大行皇太后,性成淑慎,范表温恭。华阀钟祥,备坤仪而作则;椒涂摄位。襄内治以宣猷。事皇考者廿余年,恭谨常昭于在昔;抚藐躬者十五载。恩勤克媲于所生。虔思顾复之仁。母仪无忝。聿展尊崇之典;媺德宜彰,延年颂洽乎寰瀛。晋位礼隆夫罔极,方冀慈闱笃祜。长承爱日之欢,何期仙驭升遐。遽抱履霜之感,追攀莫及。永慕弥深,思懿范以如存。受大名而允当;孝彰柔顺;夙娴宫阃之仪;静协安贞。聿表珩璜之度;四海锡康绥之祉,六宫承慈惠之型。宗社凝庥。邦家衍庆,佥言咸翕,众善同符。谨奉册宝。恭上尊谥,曰孝静康慈弼天抚圣皇后。于戏,镂赤文而焕彩,宜特隆归美之称;镌宝册而扬芬,庶稍展追崇之悃。伏冀慈灵默佑,嘉德惟馨。典册常新,等彝章而并重;隆名永协,垂亿禩以无穷。祗备上仪,茂昌景祚。谨言。

.

.

.

Sùng nghi cáo bị, tiến ngọc sách dĩ thân kiền; ý hành thùy quang. Lặc dao hàm nhi kỷ thật. Tố từ huy chi húc dục, báo xưng nghi long.; Hiến bảo lục chi hồng xưng, xiển dương mạc khánh.

Khâm duy Hoàng tỉ Đại Hành hoàng thái hậu, tính thành thục thận, phạm biểu ôn cung. Hoa phiệt chung tường, bị khôn nghi nhi tác tắc; tiêu đồ nhiếp vị. Tương nội trị dĩ tuyên du. Sự hoàng khảo giả nhập dư niên, cung cẩn thường chiêu vu tại tích; phủ miểu cung giả thập ngũ tái. Ân cần khắc bễ vu sở sinh. Kiền tư cố phục chi nhân. Mẫu nghi vô thiểm. Duật triển tôn sùng chi điển; 媺 đức nghi chương, duyên niên tụng hiệp hồ hoàn doanh. Tấn vị lễ long phu võng cực, phương ký từ vi đốc hỗ. Trường thừa ái nhật chi hoan, hà kỳ tiên ngự thăng hà. Cự bão lí sương chi cảm, truy phàn mạc cập. Vĩnh mộ di thâm, tư ý phạm dĩ như tồn. Thụ đại danh nhi duẫn đương; hiếu chương nhu thuận; túc nhàn cung khổn chi nghi; tĩnh hiệp an trinh. Duật biểu hành hoàng chi độ; tứ hải tích khang tuy chi chỉ, lục cung thừa từ huệ chi hình. Tông xã ngưng hưu. Bang gia diễn khánh, thiêm ngôn hàm hấp, chúng thiện đồng phù.

Cẩn phụng sách bảo, cung thượng tôn thụy, viết: Hiếu Tĩnh Khang Từ Bật Thiên Phụ Thánh Hoàng hậu.

Vu hí! Lũ xích văn nhi hoán thải, nghi đặc long quy mỹ chi xưng; tuyên bảo sách nhi dương phân, thứ sảo triển truy sùng chi khổn. Phục ký từ linh mặc hữu, gia đức duy hinh. Điển sách thường tân, đẳng di chương nhi tịnh trọng; long danh vĩnh hiệp, thùy ức tự dĩ vô cùng. Chi bị thượng nghi, mậu xương cảnh tộ. Cẩn ngôn.

— Sách thụy Hiếu Tĩnh Khang Từ Hoàng hậu

Sang ngày 19 tháng 10 (âm lịch) cùng năm, thăng phụ điện Phụng Tiên. Chiếu cáo thiên hạ[8]. Từ đấy, gọi là [Hiếu Tĩnh Khang Từ Hoàng hậu].

Vì Hiếu Tĩnh Khang Từ Hoàng hậu là trường hợp đặc biệt, không phải Hoàng hậu của Tiên đế, cũng không phải là Đế mẫu, nên Hàm Phong Đế căn cứ theo đó mà không thêm chữ Đế thụy [Thành; 成] của Đạo Quang Đế vào cuối thụy hiệu của bà, cũng không thờ Thái Miếu mà chỉ thăng phụ Phụng Tiên điện. Cái lệ này là có từ thời nhà Minh dùng để phân biệt Đích-thứ, vì chỉ có Hoàng hậu nguyên phối của Hoàng đế nhà Minh mới có [Đế thụy] trong thụy hiệu của Hoàng đế đó, Đế mẫu dù có tôn làm Hoàng thái hậu, thì thụy hiệu tuyệt nhiên không có Đế thụy. Sang thời nhà Thanh, triều đình bắt đầu từ Hiếu Trang Văn Hoàng hậu đã thêm Đế thụy cho Đế mẫu (không phải Hoàng hậu của Tiên đế), tuy nhiên trường hợp như Hiếu Tĩnh Khang Từ Hoàng hậu thật sự là chưa từng có tiền lệ. Dù bà có ơn dưỡng dục, nhưng rốt cuộc bà không phải Hoàng hậu của Đạo Quang Đế, càng không phải mẹ sinh của Hàm Phong Đế, nên được tôn thụy 2 chữ Hoàng hậu đối với Hàm Phong Đế mà nói đã là "thiên đại gia ân", dù Cung Thân vương Dịch Hân bất mãn, nhưng Hàm Phong Đế đối với chuyện này cũng không nhượng bộ.

Sau ngày 20 tháng 7 (tức ngày 1 tháng 9 dương lịch) cùng năm, tang lễ của Hiếu Tĩnh Khang Từ Hoàng hậu hoàn thành, thì sang ngày hôm sau, Hàm Phong Đế lấy lý do Cung Thân vương xử lý tang nghi của Hiếu Tĩnh Khang Từ Hoàng hậu không thỏa đáng, bãi đi chức vụ Quân cơ đại thần, Tông Nhân phủ Tông lệnh cùng chức Đô thống của Mãn Châu Chính Hoàng kỳ. Từ đây đến tận khi Hàm Phong Đế qua đời, Dịch Hân bị giữ ở Thượng thư phòng cấm túc, chỉ có thể quanh quẩn đọc sách. Điều này cho thấy sự nghi kị của Hàm Phong Đế đối với Dịch Hân, được tận dụng triệt để ngay sau khi Hiếu Tĩnh Khang Từ Hoàng hậu qua đời.

Do lệ đời Khang Hi Đế trở về sau, mẫu gia của Hoàng hậu (kể cả truy phong) đều được nâng kỳ, nên vào tháng 10 năm đó, Hàm Phong Đế ra chỉ dụ mẫu tộc của Hiếu Tĩnh Khang Từ Hoàng hậu chính thức trở thành Mãn Châu Chính Hoàng kỳ (满洲正黄旗)[9].